Thiết kế cảnh quan sân golf – Những điều cần biết

Thiết kế cảnh quan sân golf được coi là một thách thức, không chỉ về hình thức mà còn cả ý tưởng. Bởi đây không chỉ là nơi các golfer được thỏa mãn đam mê với trái bóng nhỏ mà còn là địa điểm để thư giãn, hưởng thụ những dịch vụ hoàn hảo.

Vì sao cần thiết kế cảnh quan sân golf?

Từ lâu golf được đánh giá là bộ môn thể thao “thượng lưu”, gắn liền với các doanh nhân thành đạt. Kể từ thế kỷ 20 golf đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, cùng với đó là việc gia tăng việc thiết kế các cảnh quan sân golf mới. 

Thiết kế cảnh quan sân golf
Thiết kế cảnh quan sân golf

Cảnh quan sân golf bao gồm khung cảnh tuyệt đẹp, các sảnh khách, quán bar, cửa hàng và không gian lưu trữ cùng những thiết kế xung quanh nhằm phục vụ việc thư giãn và giải trí. Yếu tố này không chỉ mang đến màu sắc tươi mới mà còn tạo không khí thoải mái cho các golf thủ trong quá trình chơi. Cảnh quan sân cũng cung cấp điểm du lịch, và thu hút các golfer tới đây thư giãn, trải nghiệm.

Quy trình thiết kế cảnh quan sân golf

Thiết kế cảnh quan sân golf là lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ thuật cao. Vì thế, người thiết kế đa phần là những người từng chơi ở nhiều sân golf khác nhau. Quy trình thiết kế cũng được thực hiện từng bước gồm:

Bước 1: Xây dựng bản vẽ tổng thể – Thiết kế sơ phác

Đội ngũ kỹ sư sẽ tiến hành các chuyến công tác này nhằm mục đích gặp gỡ khách hàng và đội ngũ tham gia dự án từ đó cùng để rà soát lại những điểm cần thiết trên bản vẽ sơ phác.

Bước 2: Xây dựng bản vẽ tổng thể – Phát triển tổng thể

Đội ngũ thiết kế tiếp tục gặp gỡ khách hàng và đội ngũ tham gia dự án nhằm rà soát lại những điểm cần thiết trên Bản vẽ sơ phác. Ngoài ra, giai đoạn cũng nhằm thu thập thêm thông tin của dự án chuẩn bị cho giai đoạn hoạch định chi tiết và các yếu tố kỹ thuật cho công việc. 

Bước 3: Bản vẽ tổng thể – Báo cáo bản vẽ tổng thể dự án

Đây là giai đoạn rà soát lại các vấn đề cần thiết trên Bản vẽ sơ phác cuối cùng. Người thiết kế sẽ chuẩn bị bản báo cáo cho bản vẽ tổng thể toàn bộ dự án. 

Xây dựng bản vẽ tổng thể
Xây dựng bản vẽ tổng thể

Bước 4: Xây dựng bản vẽ thiết kế sân golf

Sau khi thu thập thông tin, đội ngũ thiết kế sẽ xây dựng bản vẽ thiết kế gồm:

  • Bản vẽ tổng thể của toàn bộ sân golf.
  • Phần mặt bằng được sử dụng đất cho tất cả các hạng mục liên quan gồm: sân golf, không gian mở, khu thương mại, nhà nghỉ, Villa,…
  • Bản vẽ đường giao thông về lối vào và đường nội bộ.
  • Bản vẽ quản lý nước thể hiện hệ thống kênh rạch lưu thông, nhánh sông, ao hồ hay các vùng ẩm thấp.
  • Bản báo cáo bản vẽ tổng thể này giúp mang tới cái nhìn chi tiết của dự án.

Bước 5: Thiết kế chi tiết

Sau khi có kế hoạch, đội ngũ thiết kế sẽ chuẩn bị các bản vẽ chi tiết kỹ thuật cho việc xây dựng sân golf. 

Bước 6: Giám sát xây dựng 

Đây là giai đoạn then chốt của quy trình thi công cảnh quan sân golf. Toàn bộ thành viên dự án sẽ tham gia nhằm đảm bảo công việc đúng tiến độ và đạt hiệu quả tốt nhất. 

Trong suốt quá trình xây dựng, đội ngũ thực hiện sẽ tiến hành kiểm tra nhằm đảm bảo công việc đúng tiến độ đề ra. Ở mỗi giai đoạn sẽ có các chuyên gia chuyên biệt trong lĩnh vực đó đảm trách bao gồm: Kiến trúc sư trưởng, thiết kế sân golf, các kiến trúc cảnh quan và chuyên viên về cỏ,….

>> Xem thêm: Quy trình thiết kế sân golf chuyên nghiệp golfer phải biết

Nguyên tắc khi thiết kế cảnh quan sân

Khi thiết kế sân golf cần đảm bảo theo các tiêu chí phù hợp, trong đó theo tiêu chuẩn quốc tế sân golf cần các hạng mục như:

  • Tee-box: Tee-box hay là Tee là một bề mặt phẳng hình vuông, nơi người chơi thực hiện cú đánh đầu tiên.
  • Fairway: Là vùng từ kéo dài từ điểm phát bóng xuống gần với vùng Gree. Đánh bóng vào vùng Fairway là một trong những ưu tiên của các golfer bởi gần vị trí này họ có thể dễ dàng đánh bóng từ vùng Fairway vào vùng Green hơn so với việc đánh bóng từ các vùng Rough hay Hazards. 
  • Green: Vùng bao quanh lỗ golf. Vùng này phải được thiết kế với cỏ rất mịn bởi nó là nơi bóng lăn vào lỗ. Thường các sân golf sử dụng cỏ Bermuda hoặc cỏ Bentgrass (một loại cỏ ống) tại các vị trí này. Ngoài ra vùng Green cũng được thiết kế hơi có độ dốc và rất khô ráo chắc chắn nhằm đảm bảo bóng lăn chính xác.
Có nhiều nguyên tắc thiết kế sân golf
Có nhiều nguyên tắc thiết kế sân golf
  • Hole: Hole (lỗ gôn) là phần quan trọng không thể thiếu được trong môn thể thao này. Một lỗ golf thường được thiết kế với đường kính là 10.8 cm, độ sâu thấp nhất là 10cm. Mỗi lỗ golf có cắm cờ, cờ đỏ là lỗ này nằm phía trước của vùng Green, còn cờ màu trắng là lỗ ở giữa và cờ xanh có nghĩa là lỗ ở phía sau.
  • Rough: Là những đường biên xung quanh Fairways, đây là vùng mà người chơi muốn tránh bởi chúng là chướng ngại vật gây nhiều khó khăn khi đưa bóng từ vùng Rough vào lỗ.
  • Golf Hazards Hazards: Là những vùng khiến sân trở nên thách thức hơn nhờ các chướng ngại vật. Những phần này được gọi là vật cản được đặt quanh sân. Hazard nước có thể là ao, hồ, rạch nước hoặc sông. Trong khí đó Hazard còn có thể là những hố cát. 
  • Fringe/ Collar Fringe/Collar: Đây là những phần bao quanh vùng Green nơi cỏ mọc cao hơn một chút so với các vùng khác. Chúng nằm kéo dài theo các bụi rậm hoặc các dày cây.
  • Trees: Cây được trồng quanh sân nhằm tạo độ khó cho các trận đấu.

Thiết kế cảnh quan sân golf chịu ảnh hưởng từ những mục đích sử dụng của con người cũng như những tính năng có sẵn địa hình. Một sân golf thu hút không chỉ ở độ khó của các thử thách mà còn ở cảnh quan thiết kế của sân. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng các nhà thiết kế sẽ tạo ra cho bạn một cảnh quan sân golf phù hợp nhất!

Rate this post

Bình luận

Thiết kế cảnh quan sân golf – Những điều cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *